Kết quả tìm kiếm cho "bổ sung trách nhiệm"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 5113
Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.
Ngày 4/7/2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả (gọi tắt là Kết luận số 174).
Chiều 3/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Phóng viên Báo và Phát thanh - Truyền hình An Giang có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Quang Bảo - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành sau sáp nhập.
Trong quá trình kiểm tra chấm thi tốt nghiệp THPT 2025 tại một số địa phương, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, công tác chấm thi phải ghi nhận được những nỗ lực, sáng tạo, chủ động, suy nghĩ riêng của thí sinh.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan chủ động triển khai nhiệm vụ được giao tại các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thủ tướng đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát; các công trình, dự án quan trọng quốc gia; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 15 luật, 1 pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
Từ 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã lần đầu tiên được áp dụng đồng bộ tại các tỉnh, thành trên cả nước. Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp được kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý; đồng thời, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế của địa phương và là trụ đỡ hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.
Việc hợp nhất 2 tỉnh để hình thành tỉnh An Giang (mới) là bước đi quan trọng, nhằm xây dựng một địa phương có quy mô lớn hơn, kinh tế đa dạng hơn và khả năng liên kết vùng hiệu quả hơn. Cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng rằng, nếu có chính sách phù hợp và sát thực tế, tỉnh sẽ tận dụng tốt tiềm năng sẵn có, mở rộng không gian phát triển, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho chặng đường phát triển nhanh và bền vững sắp tới.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức và nội tại nền kinh tế Việt Nam cũng cần những cú hích mạnh mẽ, cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội đã và đang dành sự chú ý đặc biệt tới Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Từ ngày 1/7, Việt Nam đồng loạt chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Tài chính phấn đấu bảo đảm hệ thống vận hành thông suốt.